0913.288.176

Xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với giá trị tích cực

Theo đó, Bộ sẽ thực hiện có hiệu quả Chương trình trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước; trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, mỗi năm Chương trình Thương hiệu quốc gia sẽ tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới.

Đặc biệt, 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư; 100% sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Để đạt được các mục tiêu nói trên, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu Quốc gia Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông cho Chương trình ở trong và ngoài nước.


Bộ Công Thương tin tưởng rằng việc đổi mới chính sách của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ tạo ra những bước phát triển mới cho Chương trình, qua đó hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày càng vững mạnh, chiếm lĩnh vị trí cao trên thị trường quốc tế. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành thực hiện. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.


Qua gần 17 năm hình thành và phát triển, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Điển hình, trong 3 năm trở lại đây thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ; trong đó có sự đóng góp đáng kể của Chương trình Thương hiệu quốc gia (Vietnam Value). Theo đánh giá của Tổ chức Brand Finance (tổ chức tư vấn hàng đầu về định giá thương hiệu quốc gia), trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD và xếp hạng thứ 42.

Do ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19, trung bình 10 nước có giá trị thương hiệu hàng đầu thế giới đều bị sụt giảm, các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines cũng đều bị tụt hạng. Vì vậy, đây là một bước bệ phóng rất lớn để tăng hạng cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới.Sự nâng cao về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được dựa trên nhiều yếu tố, nhưng không thể không kể đến sự mở rộng về quy mô sản xuất, nhân công lao động, doanh thu liên tục tăng qua các năm…

Theo số liệu báo cáo của 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia trong kỳ xét chọn lần thứ 7 năm 2020, tổng doanh thu năm 2019 của các doanh nghiệp này đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 471 nghìn lao động. Các hoạt động xã hội của các doanh nghiệp này đạt giá trị trên 9,5 nghìn tỷ đồng và nộp bảo hiểm xã hội trên 20 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, đa số các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia đều triển khai các hoạt động chung tay cùng cộng đồng với số tiền và hiện vật quyên góp lên tới trên 80 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thông qua chương trình Thương hiệu quốc gia, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại với vai trò là đơn vị đầu mối triển khai, đã và đang tích cực tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới doanh nghiệp ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu, đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng như tại thị trường nước ngoài với thương hiệu ngành hàng Foods of Vietnam.Cùng với đó, Cục Xúc tiến thương mại đã mời các chuyên gia hàng đầu về thương hiệu đào tạo, phổ biến về bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp; phối hợp với các hiệp hội ngành hàng thực phẩm, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho ngành hàng thực phẩm tại các hội chợ triển lãm quốc tế.

Những buổi hội thảo chuyên sâu về nâng cao năng lực thiết kế cho doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi mẫu mã để thu hút người tiêu dùng, từ đó cũng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực tiễn trong nước và quốc tế đã chứng minh thị trường nội địa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của quốc gia nói chung.

Bởi vậy, xây dựng Thương hiệu quốc gia là công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia.Ngược lại, năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ là điều kiện cần thiết để các ngành, doanh nghiệp và sản phẩm phát triển bền vững cũng như cải thiện năng lực cạnh tranh.

Sản phẩm